Chống thấm sàn vệ sinh có những cách nào?

Chống thấm sàn vệ sinh. Chuyện nhỏ mà không hề nhỏ

Sàn nhà vệ sinh cùng với mái là hai vị trí có nguy cơ thấm rất cao vì thường xuyên phải tiếp xúc với nước. Sàn nhà vệ sinh thậm chí còn dễ bị thấm hơn vì phải tiếp xúc với nước hàng ngày và có hệ thống cấp thoát nước chạy bên trong hệ kết cấu. Việc chống thấm nhà vệ sinh là vô cùng quan trọng ngay từ lúc xây nhà. Tuy nhiên việc chống thấm như thế nào, sử dụng vật liệu gì cho hiệu quả luôn là vấn đề phức tạp không chỉ đối với gia chủ mà còn đối với cả thầu thợ.

Hiện nay có rất nhiều biện pháp cũng như nhiều loại vật liệu để chống thấm. Tuy nhiên có 4 loại vật liệu chống thấm sàn vệ sinh thông dụng và đem lại hiệu quả cao mà các bạn nên tham khảo:

 

  1. Sử dụng keo chống thấm nền nhà vệ sinh

Sử dụng keo chống thấm nhà vệ sinh là phương án thi công tiện lợi, mang lại hiệu quả cao. Keo chống thấm là vật liệu chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan có tác dụng ngăn nước tối ưu, có khả năng kết dính cao với bê tông và các loại vật liệu khác. Keo chống thấm thường được kết hợp với vật liệu chống thấm để thi công chống thấm triệt để các vết nứt nền, sàn, tường nhà vệ sinh.

Xem chi tiết: Keo chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất

  1. Sử dụng lưới chống thấm nhà vệ sinh

Lưới thủy tinh là sản phẩm được dùng chủ yếu cho chống thấm nhà vệ sinh, sàn mái, chân tường nhà…với ưu điểm tạo ra sự liên kết tốt giữa các lớp chống thấm, gia cố thêm cho lớp chống thấm mỏng ở các vị trí xung yếu như các góc chân tường, góc tường, tường khi kết cấu có sự cố lún, nứt, và dao động nhẹ

Xem thêm: Thi công lưới chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất

  1. Chống thấm 1 thành phần hoặc 2 thành phần

Sản phẩm chống thấm phổ biến như: Maxbond 1211 Là sản phẩm chống thấm gốc xi măng có đặc tính dẻo, 2 thành phần gồm polymer acrylic đặc biệt và cốt liệu bột trộn sẵn. Màng chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211 có thể hàn kín vết nứt lên tới 2mm. Bám dính tuyệt vời với bề mặt bê tông, khối xây dựng, gạch nung, gạch bê tông nhẹ, Upvc, gỗ và kim loại. Khả năng kháng mài mòn cao sau khi đã ninh kết đủ cho phép đi lại lên bề mặt để tiến hành bảo dưỡng.

Xem thêm: Chống thấm 2 thành phần Maxbond 1211

  1. Sử dụng các chất chống thấm, phụ gia chống thấm, vật liệu chống thấm

Chống thấm trong nhà vệ sinh, phòng tắm sử dụng vật liệu sika gồm Sikaflex Construction bơm trám khe hở, Sikatop Seal 107 vữa chống thấm đàn hồi và sikagrout 214 11 vữa rót lỗ hổng không co ngót

Xem thêm : Chống thấm nhà vệ sinh bằng sika

Hoặc có thể sử dụng các chất chống thấm như : Kova CT11B, CT11A,.. đây là các hóa chất dạng lỏng màu trắng đục, cấu tạo thành Acrylic biến tính silicon và một số dung môi phụ trợ. Tác dụng của chống thấm dột  Kova CT11B là dùng trộn vữa bê tông, xi măng, gia tăng đàn hồi, hạn chế rạn nứt và tăng cứng cho bê tông

Xem thêm : Chống thấm nhà vệ sinh bằng kova

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng nhựa đường

Đây là phương pháp dễ dàng thi công, giá thành rẻ, chất bitum trong nhựa đường đã giúp cho nhựa đường có khả năng chống thấm.  Nhựa đường được  tách ra từ dầu mỏ bằng công nghệ và không làm phá vỡ hay biến đổi cấu trúc bớt nhiệt do đó nó vẫn duy trì khả năng chống thấm cao của bitum, khả năng trám bít các vết nứt và khe hở tốt . Xem thêm >> TẠI ĐÂY

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Màng khò nóng cũng được xem là một trong những lựa chọn tốt nhất khi chống thấm dột nhà vệ sinh. Lớp màng rất dày dặn ( 3-5mm) và nước bị ngăn chặn triệt để, thi công nhanh chóng, độ bền lâu dài.

Xem thêm: Màng chống thấm nhà vệ sinh

Tùy từng vị trí có thể áp dụng keo chống thấm, màng chống thấm, lưới thủy tinh, chống thấm 1 thành phần hoặc 2 thành phần, chất chống thấm hay phụ gia chống thấm…Hãy liên hệ tới chống thấm Maxka để được tư vấn đúng với hiện trạng công trình nhà bạn.

  1. Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm Maxka

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh Maxka

Maxka sử dụng các vật liệu chống thấm thẩm thấu đặc biệt tạo thành một màng liên kết ngăn không cho nước thấm qua và hợp chất chống thấm có thể di chuyển ngấm sâu tới gần 1m dưới nền bê tông và khi gặp nước là tạo phản ứng hóa đá, đông cứng. Công nghệ chống thấm này là của Mỹ có hiệu quả áp dụng cho tất cả các vấn đề rò rỉ bao gồm cả các vết nứt nền hoặc sàn kết cấu bê tông.

Xem thêm: Vật liệu chống thấm Maxka

Giải pháp chống thấm nhà vệ sinh Maxka

Giải pháp chống thấm sàn nhà vệ sinh của Maxka là một quy trình mới mang tính cách mạng về chống thấm khu vực nhà tắm và vòi sen của bạn. Hệ thống quy trình này cung cấp các giải pháp chống thấm dễ dàng và an toàn với bảo hành tới 10 năm về độ kín nước. Ngoài ra, giải pháp chống thấm của Maxka có thể đáp ứng hầu hết các bề mặt như bê tông, vữa xi măng, vữa láng, gốm sứ (gạch), tấm thạch cao và gỗ.

Vật liệu chống thấm nhà vệ sinh Maxka

Hướng dẫn xử lý chống thấm nhà vệ sinh

Cho dù đó là cải tạo hay xây dựng mới cho nhà vệ sinh của bạn, thì việc chống thấm là cần thiết cho bất kỳ loại phòng tắm hoặc khu vực liên quan tới nước nào trong ngôi nhà của bạn. Sau đây chúng tôi hướng dẫn cách chống thấm sàn vệ sinh, khu vực nhà tắm / phòng tắm của bạn trong 5 bước đơn giản.

Để đạt được kết quả tốt nhất có thể, hãy đọc kỹ những hướng dẫn này. Chúng tôi khuyên rằng việc chống thấm tốt nhất nên được thực hiện bởi các chuyên gia được đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn chống thấm trong xây dựng.

Bước 1: Kiểm tra hiện trường và chuẩn bị

  • Xác định các vị trí, phạm vi, phương án cần phải tiến hành chống thấm như: mạch ngừng, cổ ống, mặt tường, mặt sàn vệ sinh…
  • Chuẩn bị các vật liệu để thi công chi từng vị trí cần chống thấm, các bước, các lớp chống thấm,…

Bước 2: Làm sạch kỹ lưỡng trước khi bắt đầu

  • Trước khi bắt đầu quá trình thi công, hãy kiểm tra xem sàn và tường có sạch không. Để đạt được liên kết, bám dính tối ưu, tất cả các bề mặt phải sạch và không có các chất làm giảm độ bám dính (ví dụ: bụi, axit, dầu mỡ). Hãy chắc chắn rằng sàn là hoàn toàn không có dầu mỡ và khô.

Bước 3: Xử lý các phần góc

  • Bao gồm tất cả các góc bên trong và bên ngoài liên quan khu vực chống thấm
  • Hãy chắc chắn rằng tất cả các góc tường, mép mạch ngừng cần được đục rộng hoặc bồi thêm để đảm bảo đúng kỹ thuật thi công. Có thể mở rộng hoặc bồi thêm các phần góc này bằng cách cắt chúng theo kích thước yêu cầu hoặc trét thêm.

Mẹo: Sử dụng công cụ làm tù góc, láng mịn (máy ép / bay) để áp dụng áp nén bề mặt giảm độ xốp của lớp vữa phù trét lên.

Bước 4: Thi công chống thấm sàn vệ sinh

  • Tùy vị trí có thể áp dụng keo chống thấm, màng chống thấm, lưới thủy tinh, chống thấm 1 thành phần hoặc 2 thành phần, chất chống thấm, phụ gia chống thấm, chống thấm có mức độ co giãn đàn hồi khác nhau…
  • Do mỗi công trình nhà vệ sinh của mỗi nhà khác nhau nên Hãy liên hệ tới chống thấm Maxkađể được tư vấn đúng với hiện trạng công trình nhà bạn.

Bước 5: Cách ly khu vực vừa thi công xong và treo cảnh báo

  • Sau khi xử lý thi công xong, tùy vào tính chất đặc thù từng phương pháp thi công, áp dụng vật liệu chống thấm nào mà có niêm phong cảnh báo không được sử dụng, đi lại,… trong khu vực thi công, khoảng thời gian bao lâu. Nhưng nhất quyết cần đảm bảo vật liệu thi công đã phát huy tác dụng thì mới tiến hành lắp đặt các thiết bị vệ sinh, xả nước,.v.v

Báo giá chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh bao nhiêu tiền là câu hỏi rất nhiều bạn quan tâm, nếu quý khách cần tư vấn chống thấm nhà vệ sinh hãy liên hệ ngay với chống thấm Maxka, ngay sau khi tiếp nhận yêu cầu của quý khách, các chuyên gia chống thấm của chúng tôi sẽ tới tận nơi công trình của quý khách để KIỂM TRA – KHẢO SÁT – TƯ VẤN MIỄN PHÍ và đánh giá chính xác mức độ thấm dột của từng hạng mục công trình để đưa ra giải pháp phù hợp nhất và bảng báo giá chống thấm chi tiết cụ thể tới khách hàng.

0
Multi chanel back to top